MH Official BLOG
BLOG
» » » Histoires de souvenirs d'enfance et de l'automne intense interdiction

Histoires de souvenirs d'enfance et de l'automne intense interdiction

Discovery T-Card
Automne - la course de la saison verser des boissons au soleil de plomb brûlant rend la peau devient sèche et rugueuse des vents, parfois froid ramboutan implique irriter les piétons des précipitations de surface. Merci à la fosse de pluie autour de la maison m'a donné une soif après avoir connu comment les chaudes journées ensoleillées rend la terre craquelée, surface sur le terrain inégal. Et la pluie ... a apporté une nouvelle vie à tant de créatures pour les prolifèrent.

Jusqu'à l'eau sur les canaux marginaux, ces fibres épinards, la coriandre savent pas eux-mêmes où soudainement prendre racine, la germination jeunes feuilles émergent. Peu de temps après, ils deviennent de plus en plus développé que, formant verdures fossé comme stimulateurs de croissance nouvellement fécondés.

ảnh đẹp me too

Và những con cua đồng cứ như từ đất mà ra. Dăm ba tháng, chúng lớn và sinh sản ngày càng nhiều hơn. Đến khi có những trận mưa xối xả trút xuống, chúng bò đầy cả mặt đường để đám trẻ thỏa chí bắt về. Về đêm-khi mọi người say trong giấc nồng thì tiếng ếch nhái kêu ran cả một vùng quê nghèo ở cái xóm lắm mương nhiều cá này.

Vào một hôm, khi sắc trời đang trong xanh bỗng chốc nhuộm màu đen, với đó là những làn mây đen kịt cuồn cuộn kéo đến, đám trẻ chúng tôi đoán chắc sẽ có một trận mưa rất to nên bàn tính chuyện rủ nhau đi tắm mưa. Rồi khi trời ngớt hạt chúng tôi sẽ ra mương hái rau muống về cho mẹ nấu canh chua. Sẵn tiện, bắt những con cua đồng về luộc, chấm với muối tiêu ăn cho ấm bụng lúc trời mưa rét.

Mưa dứt hạt. Thế là chúng tôi bắt đầu xuất phát “cuộc hành trình” đi mò cua, bắt ốc, hái rau...

Tới con mương, chúng tôi xắn quần cao tới đầu gối, sau đó cả đám ríu rít kéo nhau nhảy xuống mương cái “tõm”. Xuống mương, chúng tôi bắt đầu mò mẫm tìm những con cua đồng, cả đám ai cũng giương mắt ếch nhìn lom lom, đứa thì đi trước, đứa thì lếch thếch theo sau. Trong khi cả đám đang tập trung, bất thình lình thằng Tý la lên làm cả nhóm giật thót tim: “A….! Con đỉa, cứu con với má ơi!”. Nó sợ đến nỗi đứng chôn chân dưới cái mương lấm lem bùn đất chẳng dám cử động, còn cái mặt thì nhăn nhó tái nhợt như bị hút hết máu. Thằng Tèo thì sởn da gà nhảy phắt lên bờ cắm đầu cắm cổ chạy thụt mạng vì sợ hãi. Cả nhóm đứa nào đứa nấy đều cười lăn lóc cho hai thằng nhát như thỏ đế. Thấy thương và tội nghiệp thằng Tý, tôi liền tiến lại gần phun nước bọt cái “phụt” vào tay, sau đó xoa lên trên con đỉa cho nó nhả cái chân còm cõi của thằng Tý ra để nó thôi khóc rít lên rầm trời rầm đất!

Nhìn con đỉa đen to bằng ngón tay út khiến tôi nổi da gà mà vẫn phải nhắm tịt mắt xoa xoa cho con đỉa buông chân thằng Tý ra. Bứt một cái “phựt” thế là con đỉa đã rời khỏi chân của thằng Tý, nó nhìn lăm lăm lên vết chân vừa bị đỉa cắn, vậy mà con mắt của nó cũng sụt sùi như muốn khóc. Vừa “gỡ” con đỉa ra, thằng Tý liền nhảy tót lên bờ như ma đuổi. Vậy mà cả đám còn cười rộn ràng khiến nó cảm thấy như bị chế giễu, bị đùa cợt và những giọt nước mắt bỗng dưng “bật” ra lăn dài trên vòm má. Nụ cười tắt đi, chúng tôi bắt đầu dành cho nó những câu an ủi ngọt ngào như rót mật vào tai: “Thôi! Đừng sợ nữa mầy! Con đỉa nhả ra rồi, mầy có bị gì đâu! Tụi tao cho mầy mấy con cua nè, mầy chịu chưa?”

Tình cờ em gặp anh trong mùa đông năm ấy, cũng đã gần chục năm trôi qua rồi anh nhỉ? Hồi đó, em là sinh viên năm nhất, theo đoàn tình nguyện lên vùng Tây Bắc xa xôi để góp phần làm mùa đông bớt lạnh. Lần đầu tiên trong cuộc đời em phải đối chọi với những vất vả, lạnh giá mà chưa bao giờ em phải trải qua. Dịp ấy, cũng gần mùa giáng sinh, rét và mưa rả rích.

Khi càng lên cao thì cái rét càng thấu xương, thấu thịt, những hạt mưa đâm xiên dội vào da buốt giá. Dù em đã trùm trên mình đủ lớp áo rét và bọc thêm một lớp áo mưa dày mà vẫn lạnh run.

Đang đi trên đường, vài ba cơn gió tạt qua cũng khiến em rùng mình co người lại. Ba ngày ở bản, là ba ngày em phải gồng mình lên chống chọi với tiết trời khắc nghiệt. Thú thật, đã có lúc em bật khóc. Vậy mà, nhìn vào lớp học, những em học sinh nghèo chỉ mặc chiếc áo khoác đồng phục, dường như cũ mèm và chi chít vết nhựa, mặt em nào cũng lấm lem, nhem nhuốc. Những em nhỏ ấy đã tiếp thêm động lực cho em trong chuyến đi.

Anh thì khác, cảm giác như anh quen thuộc nơi đây lắm thì phải. Chuyến tình nguyện của bọn em tình cờ được anh hướng dẫn. Anh là nhà báo, anh sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam. Lần đầu gặp mặt, em đã ấn tượng anh bởi giọng nói miền Nam lạ lẫm nhưng vô cùng ấm áp.

Em là thành viên yếu nhất đoàn nên luôn được anh đi cạnh giúp đỡ, có lẽ chính điều đó đã khiến trái tim em nhảy lên loạn nhịp. Nhưng anh không bao giờ buông lời tán tỉnh hay trêu đùa, anh im lặng, lắng nghe, mỉm cười và nói những câu đáng nói. Sự chững chạc của anh khiến em thầm cảm mến, có lẽ sự cảm mến này chỉ đến từ phía em.

Ba ngày trôi nhanh như gió thoảng. Em và anh chia tay trong sự vội vã chiều, dưới ánh nắng nhạt khi cơn mưa vừa dứt. Mình trao nhau số điện thoại nhưng chưa một lần liên lạc. Có nhiều lần em cầm điện thoại, bấm đến tên anh rồi lại lướt qua bởi em biết, trong tim anh không hề có hình ảnh em.

Sau khi tốt nghiệp, em đã xóa số của anh. Lúc đó, tim em đau lắm nhưng em muốn bắt đầu một hành trình mới mà không có bóng dáng anh.

Hà Nội mấy hôm nay mưa thật nhiều, em xem dự báo thời tiết thấy mưa cả vùng Tây Bắc. Tây Bắc chắc giờ này lạnh lắm và liệu anh giờ có còn ở vùng đất ấy hay không? Hay đã về miền Nam để xây dựng một cuộc sống mới?
imgsa
Related Post
Your Comment
image

Ad Code

Ads 728x90

Categories

Advertisement

Ads 728x90