MH Official BLOG
BLOG
» » » Vẻ đẹp tuyệt diệu của đầm lầy trên thế giới - The best screen

Vẻ đẹp tuyệt diệu của đầm lầy trên thế giới - The best screen

Discovery T-Card
Ở trung tâm Nam Mỹ, phía nam lưu vực sông Amazon và phía đông của dãy núi Andes, có một vùng đồng bằng sông giáp biển rộng mênh mông, đó chính là Pantanal. Có diện tích từ 140.000 tới 195.000 m2­, phần lớn của Pantanal nằm trong lãnh thổ Brazil, một phần còn lại trải rộng sang cả Bolivia và Paraguay.

Tôi như đuổi theo cái bóng. Cũng chẳng buồn, chẳng ngán ngẩm. Chỉ đôi lúc phảng phất nhớ mụm con gái mà thôi. Cái năm xa cách nó mới ráo máu đầu, chẳng biết rồi nhớn nhao thế nào. Tôi bây giờ mà hóa ra quan trọng, tôi giữ ba sổ chi thu- chẳng học nghề bao giờ cũng được lên chức kế toán trưởng. Năm sau tôi lấy vợ. Cũng dễ ợt. Cô ấy làm cấp dưỡng, theo cơ quan trên Thái về, chúng tôi biết nhau đã lâu. Rồi vợ tôi sinh một thằng con trai. Bây giờ “phóng tay phát động quần chúng”, công tác cải cách ruộng đất là quan trọng nhất. Mọi người chúng tôi ở cơ quan, trừ cấp dưỡng đến cán bộ chuyên có biết đồng ruộng hay không nhất loạt đều phải đi làm “thổ cải”. Thế là tôi đi. Tôi đi công tác cải cách, cu ngầu nhà tôi đã được sáu tuổi. Khi còn ở Việt Bắc mấy năm gần về Hà nội, ai cũng đều đi làm giảm tô, có người giảm tô xong sang công tác cải cách. Tôi chẳng biết mặt mũi đồng ruộng bao giờ, tôi tìm cách lẩn. Bờy giờ không khó, bởi chỉ có mỗi mình tôi giữ sổ sách, không thể mỗi chốc đi đâu. Nhưng về thành phố thì chỉ có trơ ra có tôi chưa được rèn luyện lập trường cách mạng. Ông giám đốc cũng chưa đi giảm tô, đi cải cách lần nào. Nhưng không ai dám nhắc ông ấy. Lại nói nịnh “bộ tư lệnh phải ở vị trí chỉ huy”, bên trong thì ghé tai xì xào ông ấy sợ đứng dậy thì có người ngồi mất ghế. Chiều thứ bảy nào cũng họp kiểm điểm trong tuần, thủ trưởng lại đập bàn nói choang choác: “Giải phóng nông dân lao động khỏi ách địa chủ phong kiến, mọi người đều có nhiệm vụ tham gia…”

ảnh đẹp me too

Tôi cũng khéo lèo lái, lẩn lút tránh được tới khi về Hà nội vẫn chưa đi. Tưởng chiến thắng về Hà nội giải phóng thế là đã hết mọi việc xóm làng, hóa ra vẫn còn. Không thể thoát, bây giờ chỉ mới hết giảm tô, còn cải cách. Cơ quan đã đi cạn kiệt cả, lần này đích tôi có tên trong danh sách đi rồi không còn ngõ ngách nào lẩn nữa. Thế là phải đeo ba lô đạp xe đi. Tôi vào Thanh Hóa dự tổng kết các bước công tác của các đội vừa qua dưới xã. Lúc đầu tôi lo cứ rối tinh. Nhưng rồi cả tháng vừa nghe vừa hỏi thì cảm như mọi việc khuôn phép dần đâu vào đấy, công tác này cũng thế thôi. Có gì khó hơn cái sổ sách kế toán, mình chẳng học mà cũng thành nghề cộng trừ nhân chia, thế ra đi cải cách không đáng sợ như những đứa đã đi về đồn thổi, dọa dẫm.

Mụ hàng bánh đúc chỉ đường cho chúng tôi về xã. Áng chừng mươi cây số, hễ sắp hỏi thăm là có người mách lối đi, như là ai cũng biết mình về đấy rồi. Cái ba lô đeo trên lưng đã thấm đen mồ hôi. Đoàn người nhấp nhô đi quá buổi trưa. Đội trưởng vẫn thoăn thoắt dẫn đầu cho nên không ai dám uể oải. Gió mát hây hẩy mà mồ hôi đổ ra dính lưng nham nháp. Mặt trời lờ mờ nghiêng trước mặt, người đi trên đê trỏ xuống cánh bãi bảo kia kìa, làng ấy đấy. Những khoanh tre xanh ngắt quây xóm làng ven con đe qua. Từng khúc đầm nước trong veo lác đác đám lá sen già đưa mùi thơm như rơm mới. Chắc xưa kia chỗ này vỡ đê hay dòng sông cũ còn lại hõm loáng thoáng thành những đầm nước. Giữa cánh đồng, một mỏm núi đá chơ vơ. Bên cạnh, còn trông thấy cái lô cốt xi măng tháp canh của bốt hương dũng.

Chúng tôi xuống, vào ngôi đền đầu thôn. Lại cái đền hoang, hai d\bên tường đổ trống huếch nhưng vẫn còn bệ gạch chưa ai ăn trộm. Đội trưởng Cự nhìn quanh, thấy người đi trên đê qua lại, chưa yên tâm đã được bảo mật. Cả bọn chui vào cái sân cỏ mọc lưng ống chân cho được kín đáo chặt chẽ. Những con chuột thấy động chạy rào rào vào hậu cung đã mất cả cánh cửa ẩm ướt, tối om. Chúng tôi lại ngồi dưới mái hiên. Chỗ này, trên đe hay ngoài cửa không ai thấy. Kể ra cứ cẩn thận, thế mà lúc nãy còn lác đác người bây giờ trên đê đã vắng ngắt.

Đội trưởng Cự kéo mấy cái ba lô, kê lên, trải ra tấm bản đồ xã kẻ bằng tay lúc sáng nhận ở đoàn uỷ. Chúng tôi xúm quanh chăm chú. Cự nói một mạch:

- Một là, từ giờ phút này đội ta chịu trách nhiệm mọi mặt của xã. Xã đây ở vùng hai trăm ngày địch đóng lại, địa chủ thì gian ác, tổ chức của địch để lại đã khéo lồng vào tổ chức của ta, chúng nó đã làm cải cách và giảm tô giả. Công tác của chúng ta thật nặng nề. Hai là xã có chín thôn, mỗi chúng ta phụ trách một thôn. Tôi đọc tên từng người đây. Tôi phụ trách thôn Đìa với văn thư của đội, thôn Đìa cũng là trọng điểm, vì có nhà thằng bí thư chi bộ. Các đồng chí xem bẩn đồ rồi tự tìm đường về xóm. Không được hỏi han lung tung. Coi chừng tay sai địa chủ và tổ chức cũ sẽ đưa vào người nó bố trí sẵn. Kể từ bây giờ các đồng chí về vị trí chiến đấu dưới thôn cẩn thận cảnh giác không được liên lạc với tổ chức cũ, cứ chọn nhà thăm nghèo hỏi khổ, bắt rễ xâu chuỗi. Chiều thứ bảy, đúng giờ này - đội trưởng Cự cúi xem đồng hồ đeo tay, toàn đội về đây phản ánh tình hình và duyệt rễ. Ba là tuyệt đối bí mật, tuyệt đối bí mật.

Tôi đói quá. Không biết có bệnh giun sán hay sao, hễ quá bữa thì bụng réo rong róc, mắt nảy đom đóm, hai bàn tay toát mồ hôi lạnh. Cứ từng cơn thế, người lả dần.

Tôi duỗi chân đụng vào cái đít ba lô trước mặt để đặt bản đồ. Ngón chân hình như vướng vào mảnh lá chuối. Tôi lé con mắt đương hoa vàng mờ, cũng nhận ra cái lá chuối lòi ở góc mảnh bạt nắp ba lô. Bấm thấy mềm mềm. Tôi quờ tay. Ôi chao, tôi nhận ra cái lá bánh đúc ngô ở chợ. Tôi ngước mắt. Đội trưởng đang nói đến đoạn hăng, băm bổ bàn tay liên liến, hai con mắt trợn trừng như muốn bật ra. Tôi luồn tay dưới ba lô, thó luôn cả gói, bỏ nhẹm vào túi sách của tôi, giả vờ lơ láo nhìn mọi người. Ai nấy vẫn đăm đăm. Người hí hoáy ghi sổ tay. Người vừa chăm chú vừa thờ ơ nhìn đội trưởng. Người vẫn cắm cúi xem tờ bản đồ mở che kín trên mấy cái ba lô. Lúc ấy tôi mới bình tĩnh nhận ra thật cái ba lô ấy của đội trưởng Cự. Đúng rồi, ba lô bộ đội gờ nếp viền quai kỹ lưỡng, chắc chắn hơn những cái ba lô con cóc khâu túm mua ở cửa hàng bách hóa. Tôi sững sờ, nhưng rồi lại yên trí dần. Kỷ luật là ba cùng dưới xóm. Mà đội trưởng mua lén bánh đúc ở chợ. Bố bảo cũng không dám kêu mất. Và trông mọi người đương chăm chú thế kia thì chẳng ai nhìn thấy tôi vừa làm gì. Cho thằng đạo đức giả tối nay đói giã họng.

Mọi người đứng dậy, xốc ba lô lên vai,. Hai anh đội cán bộ cơ sở ở xã lên, nách kẹp mo nang tài liệu, xắm nắm đi ngay. Họ háo hức như được về xã nhà. Mà họ tự nhiên thế cũng chẳng lạ, chỉ có tôi mới phải lo lắng loăng quăng chẳng biết chốc nữa vào nhà ai, có bắt được trúng rễ hay không. Đội trưởng Cự một tay xua xua không biết là cản lại hay bảo đi, một tay nắm đấm, hô: “Vì giai cấp nông dân, quyết chiến, quyết thắng!”. Tôi thấy đội trưởng xách ba lô lên, sờ vào mép. Rồi nắn lại lần nữa. Mất mẹ nó rồi. Nhưng mặt vẫn bừng bừng như lúc đương nói, không khác. Đội trưởng đến trước mặt tôi. Tôi khúm núm co người túm miệng túi xách sợ lộ cái lá chuối, rồi nghiêng người đeo quai ba lô lên vai. Không phải đội trưởng tò mò gì về tôi mà Cự đến bắt tay từng người. Tôi kẹp chặt cái túi trong có gói bánh đúc ăn trộm rồi mới giơ bàn tay ra.

Đội trưởng bảo:

- Đồng chí đợt này được trên cử làm đội phó phụ trách tòa án, cố gắng nhé.

Tôi nhẹ nhõm nắm tay Cự. Mỗi người vào xóm một ngả. Chỉ có Đình rảo bước theo tôi. Tôi hỏi:

- Cậu về cùng lối với mình à?

Lúc chỉ có hai ba người, chúng tôi thường cậu cậu tớ tớ - chỉ có mấy anh ở xã lên vẫn nghiêm túc “đồng chí” như khi họp. Riêng với đội trưởng tác phong quân sự thì không mấy khi dám cợt nhả, lúc nào cũng “đồng chí” cẩn thận.

Đình đáp:

- Mình phụ trách xóm Chuôm láng giềng cậu. Về Chuôm đi xuống lối bờ đầm đằng kia gần hơn.

- Này chia cho tớ bánh đúc với. Ông nhanh tay quá đấy. Tớ nhìn thấy trước đằng ấy cơ.

Tôi ơ mặt như đứa ăn cắp bị bắt tạt trận - mà thật thế, còn như nỗi gì. Gói bánh có bốn chiếc, tôi lẳng lặng lấy ra đưa Đình hai cái. Nhìn theo hút lúc ấy đội trưởng Cự đã đi khuất vào bờ tre. Bỏ bánh lên túi ba lô rồi Đình cũng tất tả về phía ấy. Ôi trời, nó đi báo cáo thì mình toi mạng! Nó nói ra thì nó mất bánh. Mà đội trưởng đã định ăn vụng, đội trưởng trù cho thì cũng chết dở.

Tôi lững thững vào thôn Am. Đi bắt rễ khác nào đi câu. Còn chưa tối, mới choạng vạng mà trước mặt, sau lưng vắng tanh. Chiều chiều thông thường lúc này cổng đồng có người đi làm về, những con trâu bước thong dong, đàn vịt rúc bờ ruộng chân tre, tẻ con đương vác sào ra dồn về. Thế mà đường vào xóm quạnh quẽ, tưởng như không cả con chuồn chuồn chập chờn, con nhện nước loăng quăng. Ít ngày sau, tôi mới biết cả mấy thôn này đã đội biết tin đội về từ lúc đội còn ngồi ăn bánh đúc trên chợ huyện. Thế là gà qué, chó má, trâu bò người ta tất tả nhốt chặt. Cả người cũng không dám ló mặt ra ngõ.

Có thể nhận biết một làng mới thoát khỏi vùng tề tiêu điều khác hẳn các làng hậu phương um tùm cây cối xanh mát trong Thanh Hóa. Ở đây, cây đa, cây si ngã ba xóm, những lũy tre và bờ bụi bị phạt trơ ra như những cái đầu trọc long lốc. Đồn bốt Tây bắt triệt thế nào cho du kích mất chỗ ẩn nấp, đem đến cả các chòi gác bốt hương đũng giữa làng rọi đèn pha phía nào cũng được.

Tôi nhòm ngó một vòng xuống cuối xóm rồi quay lại. Cả đến những giậu ô rô, giậu duối và bờ xương rồng cũng xơ xác như tóc cạo rối chẳng còn mấy. Trên những mái rạ mục đen sẫm không vẩn vơ một sợi khói bếp. Các cổng tán, cánh liếp mở há ngoác mồm. tôi không biết người ta cốt làm thế để đội về khỏi nghi giấu giếm cái gì trong nhà.

Tôi cứ toan vào bừa một nhà nào đó nghỉ ngơi cái đã. Nhà ấy không dựa được thì mai đi nhà khác. Tôi đã mấy đợt qua cái bỡ ngỡ lần đầu tiên ngày đi bắt rễ rồi. Chợt trông thấy sau mấy cây duối quăn queo một người đàn ông cởi trần gầy nhom, quần xắn móng heo. Người ấy vừa đi vừa quay mặt vào trong cái sân đất, như nói với ai trong ấy: “Ông đã chặt cổ cả thằng Tây, ông đếch sợ anh đội”. Ngẩng lên thấy tôi, người ấy thoáng bối rối rồi nhìn trân trân: “A anh đội! Mời anh đội vào nhà em xơi bát nước!”. Cái mặt người này dại dại, mắt trơ tráo, không biết nó dở người hay là thằng địch trắng trợn cài bẫy. Giả vờ thế nào được với tôi, tôi không đáp. Tôi đâm cảnh giác, không dám vào bừa nhà ai như đã định thế, rồi cứ lúng túng, vẩn vơ...

Một quãng gặp một đóng rạ. Trong kia, thoáng bóng người quần nâu bạc đã tuông cả gấu, leo kheo rút rơm. Tôi khấp khểnh lẩm nhẩm: đây rồi… Đây rồi… rễ đây chứ rễ đâu… tôi xăm xăm tạt vào, Người đàn ông đứng lại dưới mái rạ, hai tay luống cuống như vụng trộm thế nào. Khuôn mặt rỗ hoa xám nhợt đã luống tuổi. Người ấy phờ phạc ngẩng lên:

- Lạy anh đội...

Gian nhà lợp rạ nát xám xịt như mặt người ấy. Tôi bước vào còn máy người trong nhà, chốc mới nhận ra dần dần. Một người đàn bà ngồi xổm trong xó, luồn tay chống lên mảnh gỗ con. Một chú nhóc đóng khố, một cởi trần tựa cột. Ở trái bếp bước vào một cô gái áo nâu lành lặn. Có lẽ có người lạ vào, cái áo vừa được mặc vội, một chiếc khuy đỏ chưa cài hở mảnh đuôi yếm cũn cỡn.

Cô gái lại vào trong bếp lấy ra một cái bát đàn. Nhưng không có nước. Cô bối rối đứng. Bố cô rụt rè nói: “Nhà chẳng còn nồi chè xanh nào”. Tôi cười: “Vẫn uống nước mưa ngoài vại chứ gì. Vẽ, tôi cũng thế”. Nói rồi tôi cầm chiếc bát ở tay cô gái ra cái vại bên gốc cau có buộc cái mo cau hứng nước mưa. Tôi múc đày bát nước, bưng vào, ừng ực làm một hơi hết tiệt. Quả là tôi đương khát se họng. Và mấy lâu nay ở và làng xóm tôi cũng quen ăn uống lôm lam, sống xít. Quả nhiên, chỉ cạn bát nước lã tôi lại cảm thấy công tác ba cùng đã đưa tôi gần gũi mọi người rồi. Đã chiều hẳn, phía bờ đần nước, đôi chim chích chòe bay rỡn nhau hót những tiếng dàu ngắn gọi bạn vào hoang hôn. Trong nhà nhòe nhoẹt xâm xẩm, chỉ còn khuôn mặt cô gái trăng trắng.

Tôi đã thuộc tên mọi người. Bố tên là Diệc. Mẹ bị tàn tật ngồi trong vách đấy. Con gái là cô Đơm và mấy em, những thằng Vó, cái Lưới, thằng Cò… Nhà cò nhà diệc, những ao ước cầu mong hàng ngày đơm đó sông nước chỉ có vậy. Nghèo đến thế chứ nghèo sao nữa, những cái tên cũng đã khiến tôi gối đầu ngủ yên được. Chưa trông rõ hết, cũng đoán ngay ra cái nhà tranh vách tuyềnh toàng ẩm mùi rêu đất, đừng cuối sân, một chiếc hũ sứt hay cái chĩnh đội chiếc nón mê. Người đi làm đồng về được con cáy, cái tép thì ném vào cái hũ đã trộn lưng muối, vài tháng lại chắt ra làm nước mắm, thức chấm. Người ta đương tìm đây rồi. Thật cũng có may rủi.

Tôi nghĩ sắp đặt ngay: “Bố con, thế là nhà này đã được một rễ, một chuỗi. Bố làm trưởng thôn, con thì tổ trong dân quân. Hay!”. Trong nhà tối om. Một thằng cu vào bếp thổi đống trấu châm một que đóm. Phao đèn hoa kỳ không bóng sáng lung lay chẳng khác sợi lửa đóm. Tôi hỏi:

Người ta ở đâu cũng đã biết lề lối đội cải cách đến thì ăn, thì ở ra sao. Những đồn thổi, những tiếu lâm, bao nhiêu huyện buồn cười và chuyện rùng rợn về những anh đội. Năm trước, khi còn cái bốt hương dũng tề ngụy giữa làng, thế mà những chuyện giảm tô, cải cách đã bay từ ngoài kia vào. Có người tò mò lẻn đi xem đấu địa chủ tận “hậu phương” bên kia sông. Nhiều nhà khá giả sợ xanh mắt, đã xuống Hải Phòng đi Nam. Người ở lại cũng mỗi người nói một cách khác, người ngóng đợi, người lo vu vơ.

Rồi bác Điệc nhẩn nha kể: “Cả vùng này mùa vừa rồi nhốn nháo vì người các nơi qua lại đổ về Hải Phòng. Các cụ đạo vào tận đây rủ người ta đi, chả dưới xóm Đìa có người theo đạo mà. Ai đi đau thì cứ đi, chỉ chết con nhà nông chúng tôi đi vay không thì cũng rối tinh lên chẳng cấy hái ra gì. Của ăn được thì còn chơi vơi ngoài đồng. không biết rồi nhặt nhạnh thế nào, bây giờ may lắm còn moi móc ra cái cám ăn cứu người”.
imgsa
Related Post
Your Comment
image

Ad Code

Ads 728x90

Categories

Advertisement

Ads 728x90